8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt

8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Theo các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học về ung thư di truyền thì xác suất ung thư có liên quan đến đột biến gen di truyền chiếm từ 5% đến 10%. Các bác sĩ cũng đưa ra cảnh báo cho 8 trường hợp sau đây cần có sự sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt.

Các loại bệnh ung thư di truyền với xác suất cao

Ung thư, gen và các đột biến có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giữa những người có huyết thống càng gần thì xác suất ung thư di truyền càng cao. Các tế bào ung thư di truyền được giữ lại trong cơ thể của thế hệ tiếp theo đến khi gặp điều kiện thuận lợi do ảnh hưởng của lối sống, môi trường mà phát sinh đột biến rồi gây bệnh.

8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Ung thư buồng trứng là căn bệnh ung thư có xác suất di truyền cao nhất

Theo các nhà khoa học Mỹ dựa trên hơn 3000 trường hợp ung thư đã xác định ra 12 loại ung thư di truyền với xác suất cao nhất bao gồm:

  • Ung thư buồng trứng (19%)
  • Ung thư dạ dày (11%)
  • Ung thư vú (9%)
  • Ung thư tuyến tiền liệt (8%)
  • Ung thư đầu và cổ (8%) 
  • Ung thư thần kinh đệm (8%)
  • Ung thư phổi 1 (8%)
  • Ung thư nội mạc tử cung (7%)
  • Ung thư phổi 2 (7%)
  • Ung thư thận (5%)
  • U nguyên bào đệm (4%)
  • Bạch cầu tủy cấp (4%)

8 đối tượng cần tầm soát ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Không phải ai cũng cần thực hiện xét nghiệm di truyền tuy nhiên nếu bạn thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì xét nghiệm được khuyến nghị thực hiện.

8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Hãy thực hiện tầm soát ung thư càng sớm càng tốt khi có người thân đã mắc bệnh

  • Những người thân trực hệ của bạn bị ung thư (ông bà, bố mẹ, anh chị em, con cái).
  • Có nhiều người thân ở cùng một bên ngoại hoặc bên nội bị ung thư.
  • Họ hàng, gia đình mắc ung thư do đột biến gen.
  • Thành viên trong gia đình mắc từ 2 loại ung thư trở lên.
  • Họ hàng mắc một trong số 12 loại ung thư di truyền nêu trên.
  • Một thành viên gia đình mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
  • Phát hiện vật lý về ung thư di truyền.
  • Thành viên gia đình phát hiện đột biến khi xét nghiệm di truyền.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc phát hiện ra nguy cơ ung thư sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mỗi người, đặc biệt với trẻ em. Do vậy hãy xem xét thật kỹ càng trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm và đảm bảo không gây cảm xúc tiêu cực đối với đối tượng là trẻ em.

Các phương pháp tầm soát ung thư hiện nay

Bệnh ung thư đối với y học hiện nay đang có rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp tuy nhiên sàng lọc và phát hiện ung thư từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều trong điều trị ung thư. Hiện nay chúng ta có một số cách tầm soát ung thư như sau:

  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu sẽ giúp tìm ra các dấu ấn ung thư dựa trên cơ sở các loại protein đặc biệt tạo ra ung thư. Như ung thư gan là AFP, ung thư tụy CA19-9, ung thư ruột già là CEA, ung thư buồng trứng là CA 125, ung thư phổi CYFRA 21… 
  • Xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư: Dựa trên cơ sở ung thư do đột biến gen gây ra loại xét nghiệm này có khả năng tìm ra các loại đột biến trong cơ thể người bệnh.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Thực hiện chụp CT scan, chụp PET CT, MRI toàn thân dựa trên cơ sở các tế bào ung thư hấp thu nhiều glucose để chuyển hóa.
  • Tầm soát ung thư theo cơ quan đích: Thực hiện kiểm tra từng cơ quan một để phát hiện bệnh.

8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Xét nghiệm máu là một cách để phát hiện ung thư

Sàng lọc ung thư sớm được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện và kịp thời chữa trị, giảm nguy cơ tử vong cao nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó lối sống khoa học, sinh hoạt đúng giờ giấc, môi trường sống sạch sẽ cũng rất quan trọng để giảm sự phát triển của tế bào ung thư di truyền. 

8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt



Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
17

Thg

05

Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ Việt Nam. Mỗi năm khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung.Đọc tiếp
Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa
16

Thg

05

Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Bệnh viêm gan B có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường máu, đường tình dục và có thể lây truyền từ mẹ sang con.Đọc tiếp
Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp
16

Thg

05

Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp

Sinh thiết mô là một tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán xác định ung thư. Khi bệnh nhân có khối u bất thường các bác sĩ thường sẽ tiến hành sinh thiết mô để xác nhận bệnh nhân có hay không mắc ung thư.Đọc tiếp
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để tránh hậu quả nặng nề do dị tật
05

Thg

05

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để tránh hậu quả nặng nề do dị tật

Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra trước tiên phải được lành lặn và khỏe mạnh. Thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh sẽ giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây raĐọc tiếp
Tổng quan những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay
05

Thg

05

Tổng quan những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay

Dị tật bẩm sinh là những chứng bệnh mà trẻ sơ sinh mắc phải từ khi còn là bào thai. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 4.000 loại dị tật bẩm sinh khác nhau gây ra do các yếu tố như di truyền, môi trường và một số nguyên nhân chưa xác định.Đọc tiếp
Nguyên lý đo quang của máy xét nghiệm sinh hoá
05

Thg

05

Nguyên lý đo quang của máy xét nghiệm sinh hoá

Máy xét nghiệm sinh hoá hiện nay hầu hết đều được sử dụng phương pháp phân tích là đo quang. Vậy nguyên lý đo quang của các dòng máy xét nghiệm sinh hoá là gì ?Đọc tiếp
Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?
05

Thg

05

Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?

Chẩn đoán các thể bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) được thực hiện dựa trên đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm máu như công thức máu, quan sát tiêu bản máu dưới kính hiển vi và điện di huyết sắc tố (Hemoglobin) giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thalassemia.Đọc tiếp
Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?
05

Thg

05

Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?

Xét nghiệm máu tổng quát là một phần trong quy trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc khám chữa bệnh. Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện một số bệnh lý (ở giai đoạn tiền lâm sàng) trước khi các bệnh này biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.Đọc tiếp
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm huyết học
05

Thg

05

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm huyết học

Hiện nay, hầu hết tất cả các xét nghiệm công thức máu đều được thực hiện trên các máy xét nghiệm huyết học tự động. Các hệ thông máy càng ngày hiện đại và cho ra kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố dẫn đến sai kết quả xét nghiệm công thức máu. Vậy những yếu tố đó là gì?Đọc tiếp

Thông tin Bottom bên trái  (+84-28) 36 200745 - Tư vấn hỗ trợ khách hàng 24/7;  
  info@kholico.com

     

  • Logo Bottom

  • Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch vụ Kholico

    Trụ sở HCM : 63 Dân Tộc, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (0283) 6200 745            Fax: (0283) 6200 746

    CN Cần Thơ: Số 3 Đường Số 5, Khu đô thị Long Thịnh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

    Tel: (0292) 3777 479            Fax: (0292) 3777 579

    Email: info@kholico.com

  • Facebook page

© Bản quyền bởi Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kholico