Coronavirus chủng mới có thể sống từ 3 giờ đến 3 ngày trong môi trường

Coronavirus chủng mới có thể sống từ 3 giờ đến 3 ngày trong môi trường

SARS-CoV-2 có thể tồn tại lâu như chủng virus SARS đầu tiên

Theo một nghiên cứu mới của Viện Y học Quốc gia, Đại học Princeton, Tạp chí Y học New York, Tạp chí Y học Quốc gia, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Đại học California tại Los Angeles (UCLA) và Đại học Princeton cho biết các nhà khoa học phát hiện ra rằng SARS-CoV-2 có thể sống từ vài giờ đến vài ngày trong các sol khí (hay còn gọi là khí dung là những giọt bụi nước hòa vào trong không khí) và trên bề mặt.  

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong các sol khí gần ba giờ, gần bốn giờ trên đồng, lên đến 24 giờ trên bìa carton và hai đến ba ngày trên nhựa và thép không gỉ. 

Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng về tính ổn định của SARS-CoV-2, nguồn gây bệnh COVID-19 và gợi ý rằng mọi người có thể lây bệnh qua không khí và sau khi chạm vào các vật thể bị dính virus. Thông tin nghiên cứu này đã được chia sẻ rộng rãi trong hai tuần qua sau khi các nhà nghiên cứu đặt nội dung lên hệ thống Preprint Servers để nhanh chóng chia sẻ dữ liệu của họ với các đồng nghiệp. 

Các nhà khoa học của NIH, từ Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia tại Montana thuộc Phòng thí nghiệm Rocky Mountain, đã so sánh sự ảnh hưởng của môi trường đến SARS-CoV-2 và SARS-CoV-1, gây ra dịch SARS. SARS-CoV-1 bắt nguồn từ Trung Quốc và đã lây nhiễm hơn 8.000 người vào năm 2002 và 2003. SARS-CoV-1 đã bị diệt trừ bằng các biện pháp theo dõi tiếp xúc và cách ly các ca bệnh và không có trường hợp nào được phát hiện thêm kể từ năm 2004. SARS-CoV-1 là loại coronavirus ở người có sự tương quan chặt chẽ nhất với SARS-CoV-2. Trong nghiên cứu về sự sống của chúng, hai loại virus hoạt động tương tự nhau, nhưng rất tiếc nó không giải thích được tại sao COVID-19 lại trở thành dịch bệnh có mức độ nghiêm trọng hơn.

Nghiên cứu của NIH đã cố gắng tạo ra virus tương tự virus lấy từ người bị nhiễm bệnh lên các bề mặt hàng ngày trong môi trường gia đình hoặc bệnh viện, chẳng hạn như thông qua ho hoặc chạm vào đồ vật. Sau đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu xem virus có thể  tồn tại bao lâu trên các bề mặt này.

Các nhà khoa học nhấn mạnh những quan sát bổ sung từ nghiên cứu của họ:

  • Nếu khả năng sống sót của hai chủng coronavirus là tương tự nhau, tại sao SARS-CoV-2 lại lây lan rộng hơn? Bằng chứng mới phát hiện cho thấy rằng những người bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể đang lây lan virus mà không nhận ra hoặc trước khi nhận ra các triệu chứng. Điều này sẽ làm cho các biện pháp kiểm soát hữu ích trong việc chống lại SARS-CoV-1 kém hiệu quả hơn so với SARS-CoV-2.
  • Trái ngược với SARS-CoV-1, hầu hết các trường hợp lây truyền virus SARS-CoV-2 thứ cấp thường xảy ra ở cộng đồng, nơi công cộng  thay vì những cơ sở y tế. Tuy nhiên, cơ sở y tế cũng dễ trở thành ổ dịch do sự xuất hiện và lây lan của SARS-CoV-2, và sự sống của SARS-CoV-2 trong sol khí và trên bề mặt có thể góp phần phân tán virus trong môi trường y tế.

Để phòng ngừa dịch bệnh bùng phát mọi người mọi nhà chú ý thực hiện đúng các khuyến cáo của Bộ y tế như sau:

  • Báo ngay với cơ quan y tế khi có các triệu chứng sốt, ho, khó thở.
  • Không đi du lịch, tụ tập đông người.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn).
  • Súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên.
  • Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
  • Che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi bằng khăn vải hoặc khăn giấy. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm được nấu chín.
  • Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
  • Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, mở cửa để thông khí, hạn chế sử dụng điều hòa.

Coronavirus chủng mới có thể sống từ 3 giờ đến 3 ngày trong môi trường



Những nguyên nhân gây ra ung thư
17

Thg

05

Những nguyên nhân gây ra ung thư

Qua nhiều thập kỉ nghiên cứu, các nhà khoa học và các bác sĩ đã khẳng định rằng, nguyên nhân gây ra ung thư chính là sự đột biến trong các đoạn DNA. Vậy, điều gì khiến cho đột biến xảy ra ở người này mà lại không xảy ra ở người khác?Đọc tiếp
Chúng ta đều mang gen hạnh phúc
17

Thg

05

Chúng ta đều mang gen hạnh phúc

Nghiên cứu khoa học đã cho biết, bên trong con người chúng ta có chứa gen 5-HHTLPR được gọi là “Gen Hạnh phúc”. Gen này quy định chất dẫn truyền thần kinh Serotonin (Một trong 4 loại “Hoocmon Hạnh phúc” trong cơ thể), đem lại cảm giác hạnh phúc cho con ngườiĐọc tiếp
Các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ mẹ bầu cần thực hiện
17

Thg

05

Các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ mẹ bầu cần thực hiện

Xét nghiệm trong thời gian thai kỳ là điều cần thiết cho các mẹ bầu giúp kiểm tra và phát hiện sớm những bất thường của thai nhi để có biện pháp khắc phục kịp thời.Đọc tiếp
6 món mẹ bầu không nên ăn ngày Tết
17

Thg

05

6 món mẹ bầu không nên ăn ngày Tết

Đây là những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu. Do vậy, các chị em cần chú ý đến 6 món mẹ bầu không nên ăn ngày tết dưới đây để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.Đọc tiếp
Ung thư không phải là dấu chấm hết, hãy chiến đấu vì cuộc sống của chính bạn
17

Thg

05

Ung thư không phải là dấu chấm hết, hãy chiến đấu vì cuộc sống của chính bạn

Nếu bạn vẫn luôn nghĩ ung thư là dấu chấm hết của cuộc đời thì hãy lắng nghe câu chuyện của Tiến sĩ Sandra Balladares dưới đây. Cô ấy sẽ cho bạn biết rằng, ung thư không phải là dấu chấm hết mà nó còn là mở đầu cho một hành trình mới, một nhiệm vụ mang ý nghĩa cộng đồng cao cả.Đọc tiếp
Việt Nam và Anh hợp tác thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19
16

Thg

05

Việt Nam và Anh hợp tác thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19

Nghiên cứu được Bộ Y tế Việt Nam, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford (OUCRU) phối hợp thực hiệnĐọc tiếp
Vì sao thế giới chống dịch bằng cách… xét nghiệm và xét nghiệm?
16

Thg

05

Vì sao thế giới chống dịch bằng cách… xét nghiệm và xét nghiệm?

TTO - Cho đến nay, hai phương pháp phòng và chống dịch COVID-19 là văcxin và thuốc đặc hiệuĐọc tiếp
Việt Nam sử dụng công cụ điều tra vụ dịch của WHO cho COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác
16

Thg

05

Việt Nam sử dụng công cụ điều tra vụ dịch của WHO cho COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thực hiện một đợt tập huấn về Go.Data,Đọc tiếp
Anh phát hiện virus Corona có 3 chủng khác nhau gây bệnh Covid-19
16

Thg

05

Anh phát hiện virus Corona có 3 chủng khác nhau gây bệnh Covid-19

Các nhà khoa học Anh phát hiện có đến 3 chủng virus Corona (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19.Đọc tiếp

Thông tin Bottom bên trái  (+84-28) 36 200745 - Tư vấn hỗ trợ khách hàng 24/7;  
  info@kholico.com

     

  • Logo Bottom

  • Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch vụ Kholico

    Trụ sở HCM : 63 Dân Tộc, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (0283) 6200 745            Fax: (0283) 6200 746

    CN Cần Thơ: Số 3 Đường Số 5, Khu đô thị Long Thịnh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

    Tel: (0292) 3777 479            Fax: (0292) 3777 579

    Email: info@kholico.com

  • Facebook page

© Bản quyền bởi Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kholico