Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp

Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp

Sinh thiết lỏng ctDNA được sử dụng để chẩn đoán, sàng lọc ung thư và theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân. Sinh thiết lỏng đảm bảo an toàn cho bệnh nhân qua việc chỉ cần lấy mẫu máu để chẩn bệnh mà không phải thực hiện các kỹ thuật xâm lấn như sinh thiết mô. 

Sinh thiết mô là gì và hạn chế của sinh thiết mô

Sinh thiết mô là một tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán xác định ung thư. Khi bệnh nhân có khối u bất thường các bác sĩ thường sẽ tiến hành sinh thiết mô để xác nhận bệnh nhân có hay không mắc ung thư. Các mẫu sinh thiết mô cung cấp các thông tin về môi trường bao quanh khối u và giúp cho bác sĩ xác nhận tình trạng, nguy cơ xâm lấn của tế bào ung thư. 

Thông tin từ mẫu sinh thiết có thể giúp nâng cao hơn nữa phác đồ điều trị, định danh chính xác loại đột biến và các dấu chuẩn di truyền giúp đưa ra các tiên lượng lợi ích của phương pháp điều trị.

Hiện nay kết quả của sinh thiết mô đang được dùng trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên phương pháp này có nhiều nhược điểm. Sinh thiết mô là phương pháp xâm lấn – nghĩa là can thiệp vào bên trong cơ thể để tiếp cận khối u và lấy một phần của nó. Chúng ta vẫn luôn nghĩ sinh thiết là một dạng tiểu phẫu không nguy hại nhưng phương pháp này có thể gây đau đớn, biến chứng, tốn kém chi phí, đôi khi không thực hiện được (do khối u nằm ở vị trí khó tiếp cận hoặc sức khỏe của người bệnh không đảm bảo để thực hiện sinh thiết) và nhiều mối nguy hại tiềm tàng. 

Trên thực tế, để tiến hành sinh thiết chuẩn là cả một thách thức và sự thành công của việc sinh thiết phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Sinh thiết không phải là một thủ thuật an toàn 100% với bệnh nhân, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Chảy máu và làm thâm tím, ngứa và khó chịu, đau, nhiễm trùng và vấn đề liên quan đến việc lành vết thương. Sinh thiết còn có thể gây ra một tác dụng phụ nguy hiểm hơn là làm phân tán tế bào ung thư ra khỏi khối u làm cho ung thư phát triển nhanh hơn gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị.

Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp

Sinh thiết mô có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Trong quá trình theo dõi tiến trình bệnh lý của ung thư và để tối ưu hóa phương pháp điều trị thì cần phải thực hiện sinh thiết lặp đi lặp lại nhưng việc này lại rất khó khả thi trong thực tế. Chúng ta thường sử dụng kết quả chẩn đoán sinh thiết lần đầu và thỉnh thoảng mới tiến hành sinh thiết lần hai nếu cần thiết hoặc tiến hành một tiến trình điều trị.

Kể cả khi có thể tiến hành sinh thiết lặp đi lặp lại thì một mẫu sinh thiết đơn lẻ có thể không phản ánh được toàn bộ tính chất cho cả một khối u do tính không đồng nhất của ung thư. Các đột biến có thể nằm ở các vùng, các khu vực khác nhau và một mô ung thư lại thường có các tỷ lệ đột biến khác nhau phụ thuộc vào vị trí phân tích trên mô ung thư đó. Một mẫu mô đến từ một vùng đơn lẻ rất khó để bao quát hết được bệnh trạng phức tạp của bệnh nhân.

Thậm chí với những tiến bộ đột phá trong phân tích mô sinh thiết như hiện nay, những thách thức về khả năng tiếp cận và sự không đồng nhất của khối u yêu cầu cần có những giải pháp bổ trợ để đánh giá khối u một cách thường xuyên và toàn diện.

Sinh thiết lỏng có thể chẩn đoán ung thư

Khi ung thư phát triển, chúng thải bỏ những tế bào thừa, những mảnh tế bào và DNA từ quá trình chết theo chương trình hoặc các tế bào ung thư chết do các nguyên nhân bên ngoài. Các tế bào này sẽ đi vào trong dòng máu và tuần hoàn trong cơ thể. Các đoạn DNA của ung thư lưu thông trong máu được gọi là ctDNA. 

Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp

ctDNA là các ADN tự do có nguồn gốc từ khối u

Để thực hiện sinh thiết lỏng chúng ta sẽ tiến hành lấy mẫu máu chứa các phân tử ctDNA và tiến hành phân tích các ctDNA này. Kết quả của sinh thiết lỏng sẽ cho phép chúng ta đánh giá ung thư, xác định các lựa chọn cho phác đồ điều trị, theo dõi hiệu quả và quản lý chính xác bệnh trạng đặc trưng của từng bệnh nhân. 

Do phương pháp sinh thiết lỏng đánh giá các ctDNA từ toàn bộ khối u (hoặc các khối u) hơn là một mẫu mô đơn lẻ nên chúng có thể cung cấp các thông tin toàn diện hơn về thành phần cũng như nhận diện được sự phức tạp của các đột biến. 

Những phân tích tế bào đơn lẻ sẽ giúp xác định được quần thể tế bào ung thư và có thể tìm ra những đặc điểm chung cho các đột biến gây ra ung thư, cũng như thu thập các biến dị đặc trưng cho hầu hết các dòng ung thư để hiện thức hóa các liệu pháp miễn dịch đặc trưng và hiệu quả cao. 

Sinh thiết lỏng theo dõi khối u

Phương pháp sinh thiết lỏng ctDNA cho phép chúng ta phát hiện 9 loại ung thư sau: Ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư hắc tố bào, ung thư bàng quang, ung thư thực quản, ung thư dòng tủy và ung thư sarcoma mô mềm.

Trong tương lai gần, ctDNA sẽ giúp chúng ta sàng lọc các nguy cơ tái phát trên bệnh nhân và nhận diện mức độ tái phát sớm hơn so với phương pháp chụp X quang.

Cùng với việc thúc đẩy các xét nghiệm sử dụng sinh thiết lỏng nhằm kiểm soát tốt hơn các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, chúng ta đồng thời phát triển các xét nghiệm có thể phát hiện ung thư khi chúng đang ở giai đoạn sớm, giai đoạn khả năng điều trị thành công cao. Với tầm nhìn này, sinh thiết lỏng có thể trở thành một phần cho các xét nghiệm thường quy như các xét nghiệm Cholesterol và đường huyết. 

Sinh thiết lỏng sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Trong tương lai gần, chúng ta sẽ chuyển từ phân tích mẫu đơn lẻ – phương pháp chỉ có thể cung cấp một bức tranh nhỏ hẹp và mang tính chất tức thời cho đánh giá cả một quá trình tiến triển của ung thư sang những nghiên cứu có tính chất toàn diện, lâu dài theo dõi tiến triển của ung thư trong suốt thời gian điều trị. Công nghệ sinh thiết lỏng kết hợp với những liệu pháp điều trị đích, liệu pháp miễn dịch và các phương pháp điều trị tiên tiến khác, sẽ mang đến nhiều lợi ích to lớn trong việc cứu chữa các bệnh nhân ung thư.

Sinh thiết lỏng ctDNA phát hiện sớm 9 loại ung thư thường gặp



Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
17

Thg

05

Ung thư cổ tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ Việt Nam. Mỗi năm khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung.Đọc tiếp
8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt
17

Thg

05

8 đối tượng cần sàng lọc ung thư di truyền càng sớm càng tốt

Ung thư, gen và các đột biến có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giữa những người có huyết thống càng gần thì xác suất ung thư di truyền càng cao. Các tế bào ung thư di truyền được giữ lại trong cơ thể của thế hệ tiếp theo đến khi gặp điều kiện thuận lợi do ảnh hưởng của lối sống, môi trường mà...Đọc tiếp
Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa
16

Thg

05

Viêm gan B: Nguyên nhân, con đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Bệnh viêm gan B có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường máu, đường tình dục và có thể lây truyền từ mẹ sang con.Đọc tiếp
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để tránh hậu quả nặng nề do dị tật
05

Thg

05

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để tránh hậu quả nặng nề do dị tật

Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sinh ra trước tiên phải được lành lặn và khỏe mạnh. Thực hiện sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh sẽ giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây raĐọc tiếp
Tổng quan những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay
05

Thg

05

Tổng quan những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện nay

Dị tật bẩm sinh là những chứng bệnh mà trẻ sơ sinh mắc phải từ khi còn là bào thai. Theo ước tính, hiện nay có khoảng 4.000 loại dị tật bẩm sinh khác nhau gây ra do các yếu tố như di truyền, môi trường và một số nguyên nhân chưa xác định.Đọc tiếp
Nguyên lý đo quang của máy xét nghiệm sinh hoá
05

Thg

05

Nguyên lý đo quang của máy xét nghiệm sinh hoá

Máy xét nghiệm sinh hoá hiện nay hầu hết đều được sử dụng phương pháp phân tích là đo quang. Vậy nguyên lý đo quang của các dòng máy xét nghiệm sinh hoá là gì ?Đọc tiếp
Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?
05

Thg

05

Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?

Chẩn đoán các thể bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) được thực hiện dựa trên đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. Các xét nghiệm máu như công thức máu, quan sát tiêu bản máu dưới kính hiển vi và điện di huyết sắc tố (Hemoglobin) giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thalassemia.Đọc tiếp
Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?
05

Thg

05

Vì sao cần chủ động xét nghiệm máu tổng quát để phát hiện bệnh?

Xét nghiệm máu tổng quát là một phần trong quy trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc khám chữa bệnh. Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện một số bệnh lý (ở giai đoạn tiền lâm sàng) trước khi các bệnh này biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.Đọc tiếp
Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm huyết học
05

Thg

05

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm huyết học

Hiện nay, hầu hết tất cả các xét nghiệm công thức máu đều được thực hiện trên các máy xét nghiệm huyết học tự động. Các hệ thông máy càng ngày hiện đại và cho ra kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố dẫn đến sai kết quả xét nghiệm công thức máu. Vậy những yếu tố đó là gì?Đọc tiếp

Thông tin Bottom bên trái  (+84-28) 36 200745 - Tư vấn hỗ trợ khách hàng 24/7;  
  info@kholico.com

     

  • Logo Bottom

  • Công Ty TNHH Thương Mại & Dịch vụ Kholico

    Trụ sở HCM : 63 Dân Tộc, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (0283) 6200 745            Fax: (0283) 6200 746

    CN Cần Thơ: Số 3 Đường Số 5, Khu đô thị Long Thịnh, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ

    Tel: (0292) 3777 479            Fax: (0292) 3777 579

    Email: info@kholico.com

  • Facebook page

© Bản quyền bởi Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kholico